QUY ĐỊNH VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU MỚI NHẤT THEO NGHỊ ĐỊNH 38/2022/NĐ-CP

QUY ĐỊNH VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU MỚI NHẤT THEO NGHỊ ĐỊNH 38/2022/NĐ-CP

Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2022, có một số nội dung đáng chú ý sau:

  1. MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU THÁNG VÀ GIỜ ĐỐI VỚI NLĐ LÀM VIỆC CHO NSDLĐ THEO VÙNG:
 

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Lương tối thiểu (+ 7% đối với NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề) Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I 4.680.000 5.007.600 22.500
Vùng II 4.160.000 4.451.200 20.000
Vùng III 3.640.000 3.894.800 17.500
Vùng IV 3.250.000 3.477.500 15.600

Tham khảo thêm Danh mục địa bàn tham khảo tại Phụ lục của Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN ban hành ngày 17/6/2022 có đề cập trách nhiệm của NSDLĐ: “Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động”

=> Nếu thỏa thuận giữa các bên về chế độ tiền lương đã thỏa thuận tại hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho NLĐ tại NĐ 38/2022/NĐ-CP thì NSDLĐ vẫn tiếp tục thực hiện.

Nếu các nội dung đã thực hiện về chế độ tiền lương là trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu cho NLĐ làm công việc đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề mà đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác thì NSDLĐ tiếp tục thực hiện như thỏa thuận khi có mức lương tối thiểu vùng mới.

Tuy nhiên, công văn cũng nêu rõ vẫn loại trừ trường hợp phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên về việc chi trả tiền lương nhưng đương nhiên phải tuân theo quy định của pháp luật lao động.

  1. SẼ CÓ NHỮNG THAY ĐỔI NÀO KHI MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TĂNG TỪ NGÀY 01/7/2022.
  2. NSDLĐ PHẢI TĂNG LƯƠNG CHO NLĐ: Khi NLĐ đang nhận lương tối thiểu vùng, cần lưu ý sau khi tăng không được thấp hơn mức lương tối thiểu quy định.
  3. MỨC ĐÓNG BHXH, BHYT, BHTN:

+ Nếu doanh nghiệp đang đóng BHXH, BHYT BHTN theo mức lương tối thiểu vùng thì phải điều chỉnh lại mức tiền lương tối thiểu vùng dẫn đến tăng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN.

=> Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

+ Nếu đã đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ theo mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì doanh nghiệp không cần điều chỉnh tăng.

  1. TIỀN ĐÓNG KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN:

Theo quy định, Mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Nếu mức đóng BHXH bắt buộc tại Mục 2. tăng thì phải tiền đóng kinh phí công đoàn sẽ tăng theo.

  1. THAY ĐỔI MỨC TỐI ĐA HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP:

Theo quy định tại Luật Việc làm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Vùng Mức tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp (đồng)
Vùng I 23.400.000
Vùng II 20.800.000
Vùng III 18.200.000
Vùng IV 16.250.000

 

  1. TIỀN LƯƠNG NGỪNG VIỆC:

Theo Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

* TH: Nếu do lỗi của NLĐ mà phải ngừng việc thì người đó không được trả lương.

Những NLĐ khác trong cùng đơn vị mà phải ngừng việc thì được trả lương do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

* TH: Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

  1. a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
  2. b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

 

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết!